Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Cách làm chả mực giòn sật chuẩn vị đặc sản của Quảng Ninh

Cách làm chả mực giòn sật chuẩn vị đặc sản của Quảng Ninh

Chả mực là món ăn đặc sản địa phương của tỉnh Quảng Ninh và cũng giữ vị trí vững vàng trong danh sách những món ăn Việt Nam nổi tiếng thế giới. Cũng cùng họ với chả cá, tuy nhiên chả mực là một món ăn mang hương vị đặc trưng của biển.

Học cách làm chả mực giã tay của người Quảng Ninh cũng không hề khó khăn. Với phần nguyên liệu dễ kiếm và đảm bảo vệ sinh. Cùng mình vào bếp và chế biến ăn ngon này nhé!

Chả mực là gì? Chả mực Quảng Ninh có nguồn gốc từ đâu?

Cách làm chả cá pha mực này được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1946 tại ngôi làng Vạn Giã của thành phố Quảng Ninh. Trả qua nhiều thử nghiệm mới mẻ và sáng tạo trong phần công thức, chả mực hiện giờ đã có được 1 hương vị thơm ngon được rất nhiều người yêu thích.

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều cách làm chả mực, nhưng vẫn đều được chế biến từ những nguyên liệu chính: bột mì và mực đã được nghiền nhỏ.

Chả mực là một trong những món ăn đặc sản của Việt Nam

Chả mực đã được công nhận là 1 trong 50 món ăn đặc sản của Việt Nam vào năm 2012. Món ăn này đặc biệt từ phần nguyên liệu cho đến cách làm.

  • Phần nguyên liệu của cách làm chả mực ngon sẽ được chế biến từ mực nang tươi sống của biển Quảng Ninh. Mực ở đây có chất lượng tốt, với độ ngọt vừa phải. Khi được kết hợp cùng tôm và một số nguyên liệu phụ khác sẽ tạo ra một hương vị rất đặc trưng.
  • Để có được chả mực ngon nhất, không nên dùng máy xay mà chỉ nên giã bằng tay để chả có độ dẻo dai và giòn sần sật.

Nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố trên, sẽ tạo nên món chả mực với hương vị có 1 không 2. Đó cũng chính là những lý do món ăn này nằm trong danh sách đặc sản của dân tộc.

Bên trong chả mực có những giá trị dinh dưỡng nào?

Cách làm chả mực giã tay được sử dụng rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Chính những nguyên liệu này sẽ tạo nên phần giá trị dinh dưỡng khổng lồ cho món ăn:

  • Mực tươi: chứa nhiều Canxi, Protein, Sắt, Photpho, Vitamin B1, B2… Peptit có trong chả mực giúp cơ thể chống lại chất phóng xạ và chất độc hại.
  • Thịt heo (phần thịt ba chỉ): có chứa photpho, kali, kẽm, canxi, vitamin A… 
  • Tôm tươi: chứa Natri, chất béo, vitamin B12, Cholesterol…

Từ những dẫn chứng trên, có thể dễ dàng nhận thấy món chả mực có chứa nhiều khoáng chất cùng chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Bí quyết chọn được nguyên liệu làm chả mực đúng chuẩn

Việc lựa chọn phần nguyên liệu đầu vào của chả mực đóng vai trò rất quan trọng. 

Mực được sử dụng làm chả là loại mực nào?

  • Thực tế, tất cả các loại mực như: mực ống, mực lá… đều có thể được dùng để chế biến chả mực. Nhưng bí quyết để người Quảng Ninh làm ra được những miếng chả thơm ngon đó là sử dụng mực mai để chế biến.
  • Mực mai có phần thịt chắc, dày với độ giòn dai vừa phải. Khi chọn mực mai cho cách làm chả mực ngon, hãy chọn những con mực vẫn còn tươi, còn nguyên vẹn và đầy đủ phần xúc tu và râu. Phần thân mực không có các vết rách hoặc xước.

Thịt heo nên sử dụng loại nào là ngon nhất?

  • Để chọn phần thịt heo ngon nhất cho cách làm chả cá pha mực thì chắc chắn đó là phần thịt ba chỉ. Đây là vị trí mà lượng thịt mỡ và thịt nạc cân bằng với nhau.
  • Nếu không mua được phần thịt ba chỉ, hãy sử dụng phần thịt mông để thay thế. Để món chả mực sẽ có vị béo và ngậy hãy chọn những miếng thịt nhiều mỡ và ít nạc.

Cho thêm vào chả mực phần nguyên liệu cá hoặc tôm

Nếu có thêm cá hoặc tôm trong nguyên liệu làm chả mực giã tay sẽ ngon và ngọt hơn.

Cách làm chả mực ngon
Chả mực

Cách làm chả mực thơm ngon

In

Phục vụ: 4 Thời gian chuẩn bị: Thời gian nấu ăn:
Giá trị dinh dưỡng: 200 calories 20 chất béo
Đánh giá: 5.0/5

( 1 bình chọn )

Chuẩn bị

  • 1kg mực mai Quảng Ninh
  • 100g thịt ba chỉ
  • 100g tôm biển
  • 3 củ hành tím
  • 2 củ tỏi
  • 2 trái ớt sừng
  • Cối đá có dung tích từ 2 – 4 lít
  • Chày gỗ
  • Chảo…

Hướng dẫn

Chả mực không khó làm như bạn nghĩ đâu, hãy cùng mình làm từng bước từng bước 1 nhé!

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Mực đem bóc sạch phần nội tạng, túi mực, vỏ bên ngoài sau đó đem rửa sạch cùng với nước muối pha loãng. Khi mực ráo nước, cắt thành các miếng nhỏ có độ dày khoảng 2cm, riêng phần râu được thái riêng.
  • Thịt ba chỉ được rửa sạch cùng với nước muối để khử mùi tanh. Và được cắt thành nhiều miếng nhỏ chỉ dày khoảng 1cm.
  • Tôm bóc vỏ, bỏ đi phần đầu và phần đuôi, rút sạch chỉ đen ở phần thân sau đó đem đi băm nhuyễn.
  • Các nguyên liệu khác của cách làm chả mực: ớt sừng, hành lá, hành tím rửa sạch sau đó thái nhỏ. 

Bước 2: Ướp nguyên liệu

  • Cho chung phần thịt, mực, tôm, hành tím, hành lá, tỏi, ớt vào 1 bát tô sạch. Ướp phần hỗn hợp này cùng với 1 thìa nước mắm, ½ thìa muối, ½ thìa tiêu, ½ thìa bột ngọt.
  • Trộn đều hỗn hợp trên và ướp từ 30 cho đến 40 phút để phần gia vị được ngấm đều vào nguyên liệu.

Bước 3: Cách làm chả mực giã tay

  • Nguyên liệu sau khi đã ướp thì cho vào cối đá, giã nhuyễn nguyên liệu đến khi sệt và mềm lại. Liên tục sử dụng muỗng quết đều để nguyên liệu đạt được độ dẻo chuẩn.
  • Nếu không có nhiều thời gian để giã tay, bạn có thể sử dụng đến máy xay sinh tố. Cho phần hỗn hợp đã ướp vào cối, xay nhuyễn như giò sống khi được dùng làm xúc xích.

Bước 4: Tạo hình

Trong cách làm chả mực ngon, để tạo hình dễ dàng nhất hãy thoa trước lên tay một lớp dầu mỏng. Sau đó dùng thìa xúc để múc 1 phần nhỏ hỗn hợp vừa đủ ăn, vo tròn sau đó ấn nhẻ để hỗn hợp dẹt lại. Để chả mực có được vị ngọt và giòn thì không nên ép mỏng quá.

Bước 5: Chiên chả mực

  • Chả mực được chiên trên chảo ngập dầu. Khi chả mực đã chín vàng đều 2 mặt, vớt chảo ra và để cho ráo dầu.
  • Cách làm chả mực có thành phẩm màu vàng ruộm vô cùng hấp dẫn. Khi thưởng thức bên cạnh cảm giác giòn sật còn có hương vị ngọt tự nhiên từ phần hải sản biển.

Giò sống có thể sử dụng để làm chả mực được không?

Có nhiều bạn vẫn chưa biết đến sự tồn tại của cách làm chả mực giò sống. Chả mực khi được thêm nguyên liệu giò sống cũng là một công thức mang đến hương vị rất lạ.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 500g mực tươi
  • 100g giò sống
  • 1 củ tỏi
  • 2 củ hành khô
  • Nước mắm, tiêu, dầu ăn

Dụng cụ cách làm chả mực giò sống

  • Chảo
  • Muỗng
  • Máy xay sinh tố

Công thức làm chả cá pha mực từ giò sống cực đỉnh

  • Bước 1 – Xay mực: Mực sau khi được sơ chế, cho vào máy để xay nhuyễn cùng với hành tím và tỏi. Nêm nếm thêm phần gia vị sao cho hợp khẩu vị của gia đình.
  • Bước 2 – Trộn phần hỗn hợp: Cho thêm vào máy phần giò sống sau đó tiếp tục xay nhuyễn chung cùng với mực. Hỗn hợp sau khi đã được xay nhuyễn sẽ được đổ ra bát tô to. Deo bao tay và phớt 1 lớp dầu ăn mỏng, sau đó lần lượt vò phần chả mực.
  • Bước 3 – Chiên chả mực: Cách làm chả mực giò sống ngon cần được chiên trong chảo ngập dầu. Chiên đến khi phần chả mực vàng đều cả 2 mặt.

Mẹo chiên chả mực không cần sử dụng dầu

Phần lớn đầu bếp thường áp dụng cách chiên chả mực dùng dầu, chả được chiên bằng dầu sẽ giòn, dai và thơm ngậy hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách làm chả mực khác mà không cần dùng đến dầu như:

  • Hấp cách thủy
  • Nướng bằng than
  • Dùng nồi chiên không dầu.

Chả mực được ăn kèm với gì sẽ ngon nhất?

Cách làm chả mực

Như mình đã chia sẻ ở phía trên, vì là món ăn phổ biến trong mâm cơm mỗi gia đình nên chả mực được ăn cùng cơm nóng rất hợp. Tuy nhiên, ngoài cơm thì cách làm chả mực cùng những món ăn dưới đây cũng là một kết hợp không tồi:

  • Bánh cuốn chả mực
  • Canh chua chả mực
  • Nôn chả mực đu đủ
  • Chả mực chấm cùng tương ớt…

Một số câu hỏi thắc mắc thường gặp về chả mực?

Xoay quanh cách làm chả mực còn có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Để giúp bạn đọc hiểu rõ chi tiết về món ăn đặc sản này. Mình sẽ tổng hợp lại những thắc mặc cũng như lời giải đáp ngay trong bài viết này.

Chả mực bao nhiêu calo?

Các chuyên gia dinh dưỡng thông qua nhiều thí nghiệm đã đưa ra kết quả: trung bình trong 100g chả mực có chứa 300 calo.

Ăn chả mực có tốt cho sức khỏe hay không?

Với phần giá trị dinh dưỡng mà mình đã chia sẻ trong bài, chắc bạn cũng đã nắm được những chất dinh dưỡng và khoáng vi lượng có trong chả mực. Cách làm chả mực không dừng lại ở yếu tố ngon. Mà còn là món ăn tạo nên những tác động tích cực cho sức khỏe.

Có nên cho trẻ em ăn chả mực không?

Ở lứa tuổi trẻ em, việc quan trọng nhất là đó là phát triển trí óc, hệ miễn dịch và chiều cao. Cách làm chả mực cho bé có chứa nhiều dinh dưỡng cũng như rất lành tính. Các mẹ có thể yên tâm cho bé ăn tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá.

Chả mực được bảo quản như thế nào?

Chả mực khi làm xong nếu không ăn hết có thể chiên sơ qua và bỏ vào hộp kín, bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh ở nhiệt độ 5 đến 10 độ C. Cách này giúp bạn có thể bảo quản được từ 2 – 3 tuần đó.

Cách ăn chả mực đúng nhất

Sau khi hoàn thành cách làm chả mực, hãy ăn vào buổi sáng cùng với bánh cuốn, bánh mì, bún, xôi vò…Nếu bạn ăn chả buổi trưa hoặc tối, chiên vàng để chấm cùng nước mắm, hoặc làm sốt cà chua hoặc rim tỏi ớt.

Hy vọng với những chia sẻ về cách làm chả mực của người Quảng Ninh của mình sẽ giúp bạn tự tin chế biến cho cả gia đình cùng thưởng thức. Với những nguyên liệu ngơn, tươi thì bạn hoàn toàn có thể tạo được thành phẩm với hương vị thơm ngon, đậm đà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *