Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Thực đơn cho người tiểu đường và những điều bạn cần biết

Thực đơn cho người tiểu đường và những điều bạn cần biết

Thực đơn cho người tiểu đường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Người bị bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đủ chất, cân bằng lượng đường và phải luôn đảm bảo an toàn.

Thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường như thế nào? Để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho bản thân, người bị bệnh tiểu đường cần tìm hiểu kỹ về những vấn đề này.

Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có những dấu hiệu gì?

Bệnh tiểu đường còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường và là một căn bệnh mãn tính. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là lượng đường trong cơ thể luôn cao hơn so với mức bình thường. Các bác sĩ khuyên khi bị bệnh hãy ăn uống theo thực đơn cho người tiểu đường.

Cơ thể của người bệnh tiểu đường không thể chuyển hóa các chất bột đường để tạo ra năng lượng. Đây là nguyên nhân chính khiến lượng đường tích tụ nhiều trong máu.

Tình trạng này kéo dài càng lâu sẽ làm tăng các nguy cơ về bệnh tim mạch. Ảnh hưởng đến các cơ quan khác như: mắt, thần kinh, thận… và nhiều bộ phận khác.

Thực đơn cho bữa ăn hàng ngày có phải nguyên nhân phát bệnh của người bị tiểu đường?

Trong cơ thể, thì tuyến tụy đảm nhiệm việc tiết ra các hooc – môn insulin. Đây cũng là loại hóc – môn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, và tạo ra các năng lượng cho cơ thể mỗi ngày. Nếu có thể bị thiếu hụt insulin thì lượng đường không được chuyển hóa và đọng lại trong máu. 

Hiện nay, vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Bệnh có thể hình thành từ lối sống, di truyền, hay chế độ ăn uống không hợp lý…

Tuy nhiên, khi bị bệnh tiểu đường để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Người bệnh cần áp dụng theo đúng các thực đơn cho người tiểu đường theo lời khuyên của bác sĩ.

Người bị bệnh tiểu đường thì nên ăn gì và kiêng gì? Có cần ăn theo thực đơn cho người tiểu đường?

Những người bị bệnh tiểu đường cần phải biết mình nên bổ sung những thực phẩm nào? Và bổ sung với tỉ lệ nào thì hợp lý nhất. Để lên thực đơn cho người tiểu đường, bạn cần nắm rõ việc nên ăn gì và không nên ăn gì.

Thực đơn cho người tiểu đường cần có:

Nhóm đường bột: đậu đỗ, gạo, rau củ, ngũ cốc… nên chế biến theo các hấp hoặc luộc. Hạn chế tối đa việc rán, xào.. vì đây là nhóm cung cấp khá nhiều tinh bột. Giúp người bệnh tiểu đường hạn chế ăn các tinh bột.

Thực phẩm ngũ cốc dành cho người tiểu đường

Nhóm thực phẩm thịt cá: hấp, hoặc áp chảo phần nạc của các loại thịt cá.

Nhóm đường, chất béo: đây là nhóm thực phẩm không bão hòa và luôn được ưu tiên trong thực đơn cho người tiểu đường.

Rau củ và Hoa quả: người tiểu đường nên bổ sung thêm nhiều loại rau củ và hoa quả như: hồng chín, xoài chín, rau củ luộc, hấp…

Bị tiểu đường thì không nên ăn gì?

Hạn chế ăn tinh bột như: bánh mì, gạo trắng, miến, các loại củ nướng.

Không nên ăn các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, có nhiều cholesterol gây nguy cơ các bệnh về tim mạch, và không nên cho vào danh sách thực đơn cho người tiểu đường.

Không nên ăn các loại phủ tạng của động vật, da của da cầm, thịt lợn mỡ, các loại nước có ga, kem tươi, dầu dừa…

Hạn chế các thực phẩm có chứa lượng đường cao như: mứt hoa quả, hoa quả sấy…

Nguyên tắc ăn uống và cách xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường nên tuân thủ theo chỉ đình và những lời khuyên từ bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ nguyên tắc trong ăn uống, và xây dựng thực đơn cho người tiểu đường. Để ngăn chặn hiệu quả và làm chậm sự phát triển các biến chứng của bệnh.

Nguyên tắc trong ăn uống mà bạn cần tuân thủ:

Để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột, hãy chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Không nên để quá đói hoặc quá no, cần ăn uống điều độ và đúng giờ.

Khi ăn xong không nên ngồi một chỗ, hoặc nằm. Nên vận động và tập luyện vừa hỗ trợ điều trị bệnh lại vừa có sức khỏe.

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường

Thực đơn cho người tiểu đường không nên thay đổi quá nhiều lần.

Trong thực đơn cần có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản: chất đạm, chất béo, chất bột, vitamin khoáng chất cùng chất xơ.

Trong thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường luôn cần có 1 món rau luộc, rau sống hay salad rau dùng cho bữa chính.

Hạn chế cho nhiều đường và muối vào trong các món ăn.

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Với người bị tiểu đường thì bữa sáng đóng một vai trò rất quan trọng. Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường được áp dụng đúng cách còn giảm cholesterol cho máu. Vậy, người bị bệnh tiểu đường thì nên ăn gì vào bữa sáng?

Để khởi đầu ngày mới và nạp năng lượng cho cơ thể, thực đơn cho người tiểu đường nên dùng:

  • Phở gà hoặc bún riêu cua, bún mọc. (150g bánh phở, 30g thịt nạc gà, khoảng 150g các loại rau ăn kèm)
  • Khoai lang luộc khoảng 200g
  • Lưng bát xôi thịt kho nhỏ (3 – 4 miếng thịt nạc, ăn kèm salad rau, hoặc rau luộc)
  • Bánh mì trứng kẹp cà chua, dưa chuột
  • 1 bát nhỏ cháo thịt bò. (60g gạo tẻ, 150g rau củ và 40g thịt bò)
  • 1 ly sữa ít đường cùng với 1 bát nhỏ cháo yến mạch.
  • 1 đĩa bánh cuốn vừa ăn kèm với dưa leo và khoảng 20g chả lụa.

Bí quyết thực đơn tăng cân cho người tiểu đường

Sút cân nhanh chóng có thể nói là biểu hiện mắc bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất. Nếu bạn không kiểm soát tốt các vấn đề về đường huyết, thì tình trạng này bạn sẽ bị suy nhược, và giảm khả năng kháng bệnh.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, áp dụng đúng theo thực đơn cho người tiểu đường thì vấn đề cân nặng của bạn sẽ sớm được cải thiện.

Khi nào thì người bệnh tiểu đường cần tăng cân

Bạn có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI để biết bạn có cần phải tăng cân không. Công thức tính BMI:

BMI = Cân nặng (kg) / chiều cao * chiều cao (m)

Nếu bạn cao 1,65m và bạn nặng 60kg thì chỉ số BMI của bạn sẽ là 22.03.

Giới hạn bình thường của chỉ số BMI là từ 18.5 đêns 22.9. Nếu nằm trong khoảng này thì bạn chưa cần thiết phải tăng cân.

Thực đơn tăng cân cho người tiểu đường

Người bị tiểu đường muốn đạt được mức cân nặng lý tưởng thì cần áp dụng bí quyết thực đơn tăng cân nào?

  • Để đảm bảo việc ăn ít nhưng vẫn đủ dưỡng chất, nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng như: đậu phụ, thịt nạc, các loại hạt…
  • Trước bữa ăn bạn không nên uống nước, khi uống nước sẽ khiến bạn ăn ít đi.
  • Tập ăn những chất béo có lợi: các nhóm thực phẩm giàu calo, tuy nhiên bạn nên tránh các chất béo có hại từ những đồ chiên, rán…
  • Lựa chọn đúng loại tinh bột: nên ăn các thực phẩm ít gây tăng đường huyết như: gạo lứt, rau xanh, đậu đỗ…

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ bị tiểu đường có nguy hiểm không?

Có tới 18% phụ nữ mắc chứng tiểu đường khi mang thai. Với những phụ nữ lần đầu mang thai rất dễ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu không có thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ hợp lý, cả mẹ và em bé đều rất dễ gặp nguy hiểm.

Làm thế nào để biết mẹ bầu có bị tiểu đường hay không?

Một số nguy có khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ như:

  • Phụ nữ béo phì và thừa cân.
  • Mẹ bầu 25 tuổi trở đi.
  • Tiền sử trong gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường.
  • Mẹ bầu từng sinh con nặng hơn 4kg
  • Mắc hội chứng tiền tiểu đường

Để biết chắc chắn mình có bị tiểu đường không, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm. Nếu mắc phải tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tự theo dõi nồng độ glucose trong cơ thể. Đồng thời, mẹ bầu cần áp dụng theo thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ.

Gợi ý thực đơn cho người tiểu đường áp dụng cho mẹ bầu

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường đang mang thai

Trứng là thực phẩm mà các mẹ bầu nên ăn vào bữa ăn sáng mỗi ngày

  • Gợi ý 1: 2 quả trứng luộc, salad rau, ⅓ quả bơ, 1 bắp ngô
  • Gợi ý 2: bánh mì ngũ cốc (1 – 2 phần), 2 quả trứng luộc
  • Gợi ý 3: 1 bát bột yến mạch đã nấu chín, thanh long ruột đỏ, hạt điều
  • Gợi ý 4: 1 cốc nhỏ thanh long ruột đỏ, 1 quả trứng ốp la.

Gợi ý thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ vào bữa trưa và bữa tối.

Theo lời khuyên từ các bác sĩ thì thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ nên dừng ở mức vừa đủ. Mẹ bầu có thể tham khảo những gợi ý cho bữa trưa và tối như:

  • Gợi ý 1: 1 bát cơm gạo lứt, thịt ức gà, salad rau
  • Gợi ý 2: 1 bát nhỏ cơm trắng, cá nướng, bông cải luộc…
  • Gợi ý 3: 1 bát đậu đen hấp, cá hồi nướng và sữa đậu nành
  • Gợi ý 4: phở làm từ gạo lứt, thịt bò, bánh mì ngũ cốc và thanh long ruột đỏ.

Áp dụng thực đơn cho người tiểu đường có phải là cách chữa bệnh tiểu đường tốt nhất không?

Hiện nay, để chữa trị được bệnh tiểu đường triệt để và hiệu quả nhất, ngoài việc áp dụng thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường. Người bệnh còn cần phải kiên trì vận động và tuân thủ đeo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, một số loại thảo dược như: mướp đắng, lá xoài, nha đam, húng quế… rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Kết hợp những thảo dược này cùng một chế độ ăn uống hợp lý sẽ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là loại bệnh rất nguy hiểm vì cũng rất khó phát hiện. Vì vậy, nên chú ý phòng ngừa bệnh tiểu đường khi chúng chưa tấn công bạn. 

  • Hạn chế tình trạng béo phì.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
  • Không sử dụng thuốc lá, và các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp, máu và cholesterol…và khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Người tiểu đường không nên hút thuốc
Người tiểu đường không nên hút thuốc

Thực đơn cho người tiền tiểu đường nên có thịt nạc, tránh ăn thịt mỡ và các loại da dày.Trong phác đồ điều trị, xây dựng thực đơn cho người tiểu đường rất quan trọng.

Phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội phòng ngừa, và làm chậm các biến chứng của bệnh. Và đừng quên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *