Tỏi đen là loại tỏi có vị ngọt, dẻo và không có mùi hăng đặc trưng như tỏi tươi. Ăn tỏi đen trực tiếp mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe và có tác dụng giảm các tế bào ung thư.
Bạn đã biết cách làm tỏi đen bằng những công cụ có sẵn ngay tại nhà chưa? Nếu vẫn chưa biết cách chế biến siêu thực phẩm này, hãy cùng mình tìm hiểu cách làm tỏi lên men để tạo ra tỏi đen trong bài viết này nhé!
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen không phải là một giống tỏi mới, mà được hình thành từ chính những củ tỏi tươi thân thuộc với cuộc sống.
Tỏi tươi sau 35 đến 60 ngày lên men với điều kiện môi trường ẩm, nhiệt độ và ánh sáng khắc nghiệt đạt đúng tiêu chuẩn. Áp dụng đúng cách làm tỏi đen thì những củ tỏi tươi sẽ chuyển hóa thành tỏi đen.
Thời gian lên men của tỏi càng lâu, thì càng hội tụ được nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, 60 ngày chính là con số hoàn hảo nhất để cho ra đời sản phẩm tỏi đen ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời.
Nguồn gốc của tỏi đen từ đâu?
Tỏi đen xuất hiện đầu tiên là ở xứ sở của kim chi – Hàn Quốc. Về những công dụng bổ dưỡng, đã được chính người dân ở đây kiểm chứng. Từ già cho đến lớp trẻ, ai cũng coi tỏi đen là thần dược và sử dụng hằng ngày.
Sau Hàn Quốc, Nhật Bản là đất nước thứ 2 có dấu chân của tỏi đen xuất hiện. Và chỉ khoảng 2 năm sau, cách làm tỏi đen đã phổ biến ở khắp các nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ…
Vì sao lại gọi với cái tên “tỏi đen”?
Bạn có bao giờ thắc mắc về tên gọi của tỏi đen không? Tên gọi này liệu có liên quan gì đến cách làm tỏi đen?
Nguồn gốc của từ tên gọi “tỏi đen” được hiểu đơn giản là do quá trình lên men, phần cơm tỏi bên trong chuyển từ màu trắng sang đen. Những phần vỏ bên ngoài lại không thay đổi nhiều.
Đây là màu đen được tạo nên tự nhiên, không do phẩm màu hay các tác nhân hóa học nào cả. Và chính màu đen của tỏi cũng góp phần tạo nên nhiều công dụng tuyệt vời.
Tỏi sống và tỏi đen khác nhau như nào?
Tỏi, hành là những loại gia vị thân thuộc mà thường có sẵn trong hầu hết các gian bếp. Tỏi sống có màu trắng, vị cay nồng, có tính ấm, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và còn là phương thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Bên cạnh đó tỏi sống còn là gia vị không thể thiếu giúp làm dậy lên hương vị các món ăn của người Việt Nam ta.
Tỏi đen là tỏi được con người chế biến từ củ tỏi sống được lên men, để làm tăng lên các hoạt chất có ích cho sức khỏe con người khi sử dụng.
Các hợp chất này trong tỏi sống thông thường có hàm lượng thấp và mùi vị cay nồng khó ăn nên con người khó sử dụng hơn để bảo vệ sức khỏe.
Cũng chính nhờ những chất lợi cho sức khỏe con người có trong tỏi đen đã khiến nó sở hữu những công dụng tuyệt vời. Chúng ta cùng tìm hiểu về tỏi đen trong bài viết này nhé.
Công dụng của tỏi đen
Bạn từng biết đến tỏi đen có những công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ con người, đúng như vậy,tỏi đen có tác dụng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, giảm mỡ máu, chống oxy hoá, phòng ngừa trụy tim mạch, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, bảo vệ tế bào gan, Giảm đau, viêm khớp…
Nhiều công dụng với sức khỏe là vậy tỏi đen còn có vị thơm ngon dễ ăn, nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng tìm kiếm để sử dụng và làm quà biếu tặng người thân.
Tuy nhiên do các công đoạn để làm nên tỏi đen rất công phu, trong thời gian dài, và điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ… mà giá thành của tỏi đen cũng không hề rẻ, và ta phải chọn một nơi thật uy tín để mua thì mới cảm thấy yên tâm sử dụng được.
Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể tự tay chọn tỏi, làm tỏi đen tại nhà để sử dụng và cho người thân của mình. Vậy bạn đã biết cách làm tỏi đen như thế nào chưa? Hôm chúng ta cùng tìm hiểu cách làm tỏi đen tại nhà vô cùng đơn giản nhé!
Chuẩn bị
- Tỏi tươi khoảng 1kg (hoặc theo nhu cầu) , nên chọn tỏi cô đơn một nhánh là ngon nhất, hoặc tỏi thường có củ to đều, có tép to và không bị hư hỏng. Ở Việt Nam có tỏi cô đơn Lý Sơn rất nổi tiếng, hoặc các Tỉnh Bắc Giang, Hải Dương .. đều trông được tỏi. Bạn nên chọn mua tỏi của Việt Nam thay vì tỏi nhập khẩu, tuy có củ nhỏ hơn nhưng chất lượng rất tốt.
- Bia lon (1 lon), bạn dùng số bia phù hợp với số tỏi làm, nên kiểm tra hạn sử dụng của bia lon để đảm bảo tỏi đen thành phẩm được an toàn và ngon nhất.
- Giấy bạc khổ to đủ để bọc kín tỏi.
- Nồi ủ, nồi cơm điện hoặc nồi áp xuất.
Hướng dẫn
Bước 1: Tỏi mua về rửa sạch bụi cát bẩn, tróc bớt lớp vỏ khô bên ngoài củ tỏi, cắt bớt cuống.
Bước 2: Ngâm tỏi với bia trong 30 phút, đảo cho tỏi đều ngập trong bia để tỏi được ngấm đều. Sau 30 phút, vớt tỏi ra để cho tỏi thật ráo
Bước 3: Tỏi ráo ta tiến hành bọc tỏi vào giấy bạc, sao cho giấy bạc kín không để tỏi bị hở, sau đó đặt bọc tỏi đã quấn giấy bạc vào nồi ủ, nồi cơm điện hoặc nồi áp suất bật chế độ ủ để ủ tỏi.
Kiểm tra tỏi sau 2 ngày ủ ta sẽ thấy có mùi thơm, ngày thứ năm bên trong sẽ chuyển màu xám, mùi thơm dịu. Lưu ý mỗi lần kiểm tra thử ta nên làm nhanh không quá 5 phút cần nhanh chóng đậy lại ủ tiếp tránh mất nhiệt.
Ngày thứ 9 ta sẽ thấy tỏi có chút mật, màu xám đậm hơn, tép tỏi đã se lại. Ngày thứ 14 tỏi đã chuyển màu đen tuyền, khô dẻo, ăn mềm, vị ngọt nhẹ, không còn chút vị cay nào ban đầu của tỏi, vậy là đã thành công.
Dùng máy làm tỏi hoặc nồi áp suất điện với nguồn nhiệt ổn định, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn, bạn hoàn toàn có thể thành công ngay trong mẻ đầu tiên, với nồi cơm điện bạn cũng không cần phải lo lắng bị cháy nồi khi nồi bật ở chế ủ đâu nhé!
Lưu ý
Lưu ý trong cách làm tỏi đen đơn giản là cần duy trì nhiệt độ ổn định suốt 2 tuần, nhiệt độ thích hợp từ 65 đến 85 độ C, để tiết kiệm điện chúng ta có thể tận dụng khi trời nắng to mang nồi ủ ra phơi nắng, đảm bảo nồi ủ luôn ấm nóng. Với nồi cơm điện bạn có thể bọc màng bọc thực phẩm quanh nồi để giữ nhiệt tốt nhất.
Cách làm tỏi đen chuẩn nhất tại nhà, không lo thất bại là dùng máy làm tỏi chuyên dụng, nếu muốn làm thường xuyên, chúng ta có thể cân nhắc sắm cho gia đình một chiếc máy ủ tỏi chuyên dụng, sau vài lần làm đảm bảo bạn sẽ tự rút ra được cách làm tỏi đen cực ngon cho riêng mình.
Bảo quản tỏi đen tự làm
Để tỏi đen thành phẩm nguội, cho vào túi sau đó cho vào hũ thuỷ tinh hoặc lọ nhựa đậy kín nắp, nếu có máy hút chân không ta cho tỏi đen vào túi hút hết khí, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Sử dụng tỏi đen trong vòng 2-3 tuần, tránh để lâu tỏi bị nấm mốc ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng.
Ăn tỏi đen đúng cách đem lại hiệu quả tốt nhất
Có nhiều các để ăn tỏi đen như ăn trực tiếp, tỏi đen ngâm mật ong, tỏi đen ngâm rượu…
1. Ăn trực tiếp hằng ngày
Ăn trực tiếp 2-3 củ tỏi đen hằng ngày, tùy theo thể trạng người sử dụng, trẻ em nên ăn ít hơn 1 củ, người trưởng thành ăn từ 2 củ để có hiệu quả tốt nhất.
Tuy có tác dụng tốt nhưng vẫn có những người cần thận trọng khi dùng tỏi đen: trẻ em, phụ nữ mang thai, người dị ứng tỏi, người đang dùng thuốc chống đông máu, người nóng trong, huyết áp thấp..
2. Tỏi đen ngâm mật ong
Ngâm mật ong với tỏi đen đã tách vỏ theo tỷ lệ 100ml mật : 10 củ tỏi đen, ngâm trong 3 tuần, ta sẽ được thành phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là các chị em phụ nữ, sử dụng tỏi đen ngâm mật ong để làm đẹp, chống lão hóa, trẻ hóa làn da, ngừa thâm mụn và trứng cá.
3. Tỏi đen ngâm rượu
Ngâm tỏi đen tách vỏ cùng rượu ngon, sau một tuần là có thể sử dụng. Rượu ngâm tỏi đen chuyển sang màu đen, nên dùng trong 1 tháng là tốt nhất. Dùng đúng liều lượng khoảng 50ml rượu tỏi đen 1 ngày sẽ đem lại hiệu quả đáng kể của tỏi đen đối với sức khỏe.
Lưu ý người bị bệnh dạ dày và những người trong nhóm thận trọng khi dùng tỏi đen cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng rượu tỏi đen.
Qua đây ta đã thấy các công dụng tuyệt vời của tỏi đen, mà việc bắt tay vào làm một mẻ tỏi để cả nhà sử dụng cũng không quá khó, vậy còn chần chừ gì mà ta không thử ngay nào các bạn!
Hãy theo dõi trang Web của chúng mình hằng ngày để suy nghĩ “hôm nay nấu gì?” không làm bạn đau đầu, và cảm nhận thêm về ẩm thực Việt Nam ta khắp các vùng quê nhé!