Lạp xưởng là món ăn đặc trưng cho không khí của ngày Tết. Lạp xưởng với phần nhân thịt mỡ, lớp vỏ giòn với hương vị mai quế đặc trưng. Nếu bạn vẫn còn lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm với những sản phẩm được bán sẵn. Hãy học cách làm lạp xưởng tươi ngon tại chuyên mục vào bếp cùng Thích Nấu Nướng hôm nay nhé!
Lạp xưởng là gì? Nguồn gốc lạp xưởng ở đâu?
Cách làm lạp xưởng mai quế lộ xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc. Với những nguyên liệu chính dân dã như mỡ heo và thịt nạc. Để có thành phẩm là những miếng lạp xưởng thơm ngon, người làm sẽ xay nhuyễn phần thịt heo. Sau đó đem trộn đều cùng thịt mỡ và nhồi vào phần ruột lợn khô.
Có 2 cách để làm lạp xưởng: cách làm lạp xưởng khô và lạp xưởng tươi. Thịt lạp xưởng thường có màu nâu sậm hoặc hồng. Vẫn giữ nguyên được vị ngọt của thịt quyện cùng vị béo ngậy của mỡ heo. Lạp xưởng thường được dùng chung cùng bánh mì, bánh tráng, xôi…
Giữa lạp xưởng với xúc xích thì nên chọn loại nào?Phần
Nếu cách làm lạp xưởng mai quế lộ có nguồn gốc từ Trung Quốc thì xúc xích lại có nguồn gốc từ các nước phương Tây.Tuy nhiên, cả lạp xưởng và xúc xích bên trong đều làm từ thịt nạc và thịt mỡ. Nhưng lạp xưởng sẽ được tẩm ướp nhiều hơn xúc xích về gia vị. Để đánh giá xem giữa lạp xưởng xúc xích nên ăn loại nào thì cần dựa vào khẩu vị của mỗi người.
Với những người thích những món ăn đơn giản và thanh đạm thì nên chọn xúc xích.
Còn những bạn muốn được thưởng thức hương vị truyền thống kèm theo 1 chút rượu và vị chua nhẹ thì hãy chọn ăn lạp xưởng.
Lạp xưởng và lạp sườn có gì khác nhau?
Giữa 2 tên gọi lạp xưởng và lạp sườn còn khá nhiều chị em nội chợ đang hiểu sai rằng đó chỉ là tên của chung 1 loại. Thực tế, cách làm lạp xưởng và lạp sườn sẽ giống nhau ở nguyên liệu và hình dáng. Nhưng 2 loại món ăn này vẫn còn nhiều điểm khác nhau:
Khác nhau về nguồn gốc: cách làm lạp xưởng có nguồn gốc từ Trung Quốc còn cách để làm lạp sườn lại bắt nguồn từ các vùng dân tộc phía Bắc của Việt Nam.
Khác nhau về 1 số nguyên liệu: Cả 2 loại lạp sườn và lạp xưởng đều có nguyên liệu chính từ thịt heo. Tuy nhiên, lạp xưởng luôn đi chung cùng rượu mai quế lộ thì lạp sườn lại có hương vị đặc trưng của: hạt dổi, mắc khén, gừng núi, thảo quả…
Khác nhau về quá trình chế biến: Nếu lạp sườn phải hun khói bếp thì lại chỉ cần sấy khô với ánh nắng mặt trời.